Cùng với Facebook và Instagram, Zalo hiện đang là nền tảng mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất trên các thiết bị di động. Người tiêu dùng ưa chuộng Zalo bởi giao diện tiện ích, bảo mật thông tin tốt, tạo sự yên tâm khi sử dụng. Zalo được đánh giá là một kênh tiếp thị vô cùng tiềm năng, cần được các doanh nghiệp khai thác và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Zalo Marketing là gì?
Zalo Marketing là một phương tiện marketing trên nền tảng Zalo, một ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam. Zalo Marketing cho phép các doanh nghiệp sử dụng các công cụ quảng cáo để tiếp cận khách hàng của mình trên nền tảng Zalo.
Với Zalo Marketing, các doanh nghiệp có thể đưa thông điệp quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các công cụ quảng cáo của Zalo Marketing bao gồm quảng cáo tin nhắn, quảng cáo banner, quảng cáo ứng dụng, quảng cáo video và quảng cáo game. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Zalo Official Account để tạo một trang chủ trên Zalo, cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình, và tương tác với khách hàng.
Phân loại Zalo Marketing
Zalo có nhiều người dùng với giới hạn độ tuổi rộng từ 18-60 tuổi và có độ phủ sóng đến 63 tỉnh thành trên toàn quốc, đồng nghĩa với việc phạm vi khách hàng tiềm năng sẽ được mở rộng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Zalo Marketing bằng tài khoản cá nhân
Zalo Marketing bằng tài khoản cá nhân là việc khai thác các tính năng miễn phí được cung cấp sẵn trên Zalo như kết bạn, nhắn tin, đăng bài, tham gia vào các hội nhóm, nhắn tin,… với mục đích marketing.
Có rất nhiều cách để thực hiện Zalo Marketing trên tài khoản cá nhân, trong đó phải kể đến các cách mang lại hiệu quả rõ ràng sau:
- Kết bạn hàng loạt
Mục đích của việc kết bạn nhiều trên Zalo là làm số lượng bạn bè tăng lên càng nhiều càng tốt, từ đó kênh bán hàng cá nhân của nhà bán hàng mới có thể tiếp cận được thêm nhiều người. Để làm được điều này, bạn cần phải có sẵn data khách hàng để tăng khả năng kết bạn với những ai đang quan tâm đến sản phẩm của mình.
Nếu chưa biết xây dựng nguồn data, bạn có thể bắt đầu với việc thu thập thông tin của những khách hàng đã từng mua, tham khảo danh sách khách hàng của bên khác cung cấp, quét UID Facebook và chuyển đổi thành số điện thoại. Lưu ý rằng data càng chất lượng thì hiệu quả bạn thu lại sẽ càng cao.
- Khai thác danh sách bạn bè
Sau khi đã thu thập thông tin khách hàng và thực hiện việc kết bạn hàng loạt, đây chính là lúc bạn tập trung khai thác triệt để danh sách bạn bè để đẩy mạnh việc bán hàng qua các hoạt động: Nhắn tin trực tiếp, đăng bài lên tài khoản Zalo cá nhân,…
Lưu ý, bạn cần chú ý đến tần suất gửi tin nhắn cho bạn bè để tránh việc gây khó chịu tới họ và cố gắng chắt lọc những thông tin có giá trị để gửi đi. Ngoài ra, nhà bán hàng cũng cần chăm chút cho các bài đăng bán hàng của mình, sao cho nội dung và hình của bài đăng đều phải chỉn chu và chất lượng.
- Khai thác các nhóm trên Zalo
Các nhóm trên Zalo được phân ra rõ ràng theo từng lĩnh vực để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm như: Nhóm dân cư, nhóm mua hàng theo khu vực, nhóm chuyên môn, nhóm nguồn hàng,…Vì tính phân loại rõ ràng, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình tại các nhóm Zalo.
Có nhiều cách để tìm kiếm nhóm Zalo, tuy nhiên bạn có tìm theo cú pháp này trên Google: “https://zalo.me/g/ + từ khoá”. Sau đó, Google sẽ hiển thị những bài đăng chứa các đường link nhóm Zalo kinh doanh và bạn có thể lựa chọn nhóm Zalo mà mình đang tìm kiếm.
Zalo Marketing qua Official Account
Zalo Official Account, hay còn được gọi là Zalo OA, là một loại tài khoản phục vụ cho các doanh nghiệp, các tổ chức bán hàng tương tự như fanpage ở trên Facebook. Có một điểm khác biệt giữa Zalo OA và fanpage Facebook đó là Zalo OA cho phép nhà bán hàng có thể gửi tin nhắn đến tất cả những ai đã bấm quan tâm sản phẩm trước đó.
Có 3 dạng Zalo OA chính: Zalo OA doanh nghiệp, Zalo OA nội dung và Zalo OA cơ quan nhà nước. Trong đó, các nhà bán hàng được khuyên nên sử dụng Zalo OA doanh nghiệp để có thêm nhiều tiện ích phục vụ cho việc bán hàng như:
- Gửi được 4 tin broadcast/tháng cho mỗi người quan tâm.
- Được gửi tin nhắn trực tiếp đến khách hàng
- Cho phép tạo cửa hàng và thêm sản phẩm.
Việc sử dụng Zalo OA vốn đã mang lại nhiều tính năng phục vụ riêng cho việc bán hàng của bạn, vì vậy việc quan trọng còn lại mà bạn cần làm để marketing hiệu quả qua Zalo OA là sáng tạo nội dung, xây dựng hình ảnh chỉn chu, chuyên nghiệp. Kèm theo đó, thông điệp mà bạn muốn gửi tới khách hàng của mình phải thật rõ ràng.
Zalo Marketing bằng dịch vụ quảng cáo
Giống như trên các nền tảng mạng xã hội khác, Zalo cũng cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các doanh nghiệp, cá nhân bán hàng. Quảng cáo Zalo là một hình thức tiếp thị trả phí để hiện thị các định dạng nội dung khác nhau.
Người bán hàng có thể thiết lập quảng cáo hướng tới các đối tượng khách hàng tiềm năng theo những tiêu chí: Độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,… Sau đó, Zalo sẽ chủ động phân tích và đưa chiến dịch quảng cáo của bạn tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu.
Chi phí để thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên Zalo được đánh giá là rẻ hơn so với các nền tảng mạng xã hội khác. Các doanh nghiệp có thể xây dựng tài khoản zalo, tiếp cận tư vấn và chăm sóc khách hàng hoàn toàn miễn phí, đây cũng là điểm khiến Zalo trở thành kênh tiếp thị hiệu quả tiềm năng.
Zalo Marketing bao gồm nhiều dịch vụ quảng cáo để giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả trên nền tảng Zalo. Các dịch vụ quảng cáo chính của Zalo Marketing bao gồm:
- Quảng cáo tin nhắn: Đây là dịch vụ cho phép bạn gửi tin nhắn quảng cáo đến các đối tượng khách hàng đã được lựa chọn trên Zalo.
- Quảng cáo banner: Đây là dịch vụ cho phép bạn đặt quảng cáo banner trên trang chủ của Zalo, trang tin tức hoặc trong ứng dụng Zalo.
- Quảng cáo ứng dụng, website: Đây là dịch vụ cho phép bạn quảng cáo ứng dụng, web của mình trên Zalo.
- Quảng cáo video: Đây là dịch vụ cho phép bạn đặt quảng cáo video trên Zalo.
- Quảng cáo game: Đây là dịch vụ cho phép bạn quảng cáo game của mình trên Zalo.
Các dịch vụ quảng cáo này được thiết kế để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả trên nền tảng Zalo. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần có một chiến lược quảng cáo và ngân sách phù hợp, cũng như hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình.
Mẹo tiếp thị hiệu quả trên Zalo
Như đã nói ở trên, việc xây dựng chiến lược tiếp thị trên nền tảng Zalo mang lợi nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đã biết cách triển khai chiến lược Zalo Marketing hiệu quả thế nào chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo một số mẹo để giúp các hoạt động tiếp thị trên Zalo của bạn đạt hiệu quả cao nhé!
- Tận dụng các tài nguyên miễn phí được cung cấp trên nền tảng Zalo như tài khoản Zalo cá nhân, Zalo OA, Zalo shop,… Đối với những nhà bán hàng có điều kiện, hãy chi một số tiền để sử dụng một số phần mềm hỗ trợ marketing để tăng thêm hiệu quả
- Tập trung đầu tư vào nội dung thu hút. Nội dung bài đăng của nhà bán hàng cần phải đảm bảo yếu tố ngắn gọn, chất lượng.
- Chăm chút vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, sử dụng các công cụ trên zalo để tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng.
Kết luận nên nên triển khai Zalo Marketing không ?
Quyết định triển khai Zalo Marketing hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mục tiêu kinh doanh: Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận khách hàng trên nền tảng mạng xã hội, tăng doanh số hoặc tăng nhận thức thương hiệu, thì Zalo Marketing có thể là một lựa chọn tốt.
- Đối tượng khách hàng: Nếu đối tượng khách hàng của bạn có xu hướng sử dụng Zalo, thì Zalo Marketing sẽ giúp bạn tiếp cận họ một cách hiệu quả.
- Ngân sách: Như bất kỳ chiến dịch marketing nào khác, triển khai Zalo Marketing yêu cầu một ngân sách. Nếu bạn có ngân sách đủ để triển khai chiến dịch, bạn có thể xem xét việc sử dụng Zalo Marketing.
- Năng lực triển khai: Việc triển khai Zalo Marketing yêu cầu hiểu biết về kỹ năng marketing và các tính năng của Zalo. Nếu bạn không có kỹ năng này, bạn có thể cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia hoặc một công ty marketing chuyên nghiệp.
Tóm lại, quyết định triển khai Zalo Marketing nên được đánh giá dựa trên mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, ngân sách và năng lực triển khai. Nếu các yếu tố này phù hợp với chiến lược marketing của bạn, thì Zalo Marketing có thể là một công cụ hiệu quả để tiếp cận khách hàng và tăng doanh số.
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến Zalo Marketing dành cho những ai vẫn còn thắc mắc về thuật ngữ này. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn để cải thiện hiệu quả bán hàng trên Zalo.
Ngoài Zalo, các nhà bán hàng cũng nên tận dụng các nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng để phát triển công việc kinh doanh của mình như Facebook và Instagram. Đừng bỏ qua phần mềm quản lý bán hàng online GO hỗ trợ kinh doanh trên mạng xã hội Facebook, Instagram hiệu quả, bạn có thể quản lý doanh thu chặt chẽ, chốt đơn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian,….cùng các tính năng tiện ích khác.