8 phút đọc
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự báo giá thông qua việc nhận dạng mô hình trên một biểu đồ giá. Các nhà phân tích sử dụng nhiều công cụ khác nhau để xác định mức hỗ trợ và kháng cự, bứt phá tăng giá và giảm giá, xu hướng và các phạm vi giao dịch. Hiểu được những nguyên tắc cơ bản về chiến lược, bạn có thể triển khai một vài yếu tố chính vào một chiến lược giao dịch do chính mình thiết kế.
Biểu đồ giá
Biểu đồ giá là minh họa bằng hình ảnh cách mà giá thay đổi trong khoảng thời gian định trước. Trong hầu hết các nền tảng giao dịch, bạn sẽ tìm thấy các loại biểu đồ giá hình nến, hình cột và đường kẻ. Cả ba loại đều dựa trên cùng một dữ liệu, nhưng cách hiển thị khác nhau.
-
Biểu đồ đường kẻ là một loại biểu đồ đơn giản và cơ bản chỉ hiển thị giá đóng cửa.
-
Trên biểu đồ hình cột, bạn có thể quan sát giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng cửa trong từng khoảng thời gian. Đường thẳng đứng được tạo ra bởi giá cao và giá thấp, các đường gạch ngang bên trái thể hiện giá mở cửa và đường gạch ngang bên phải đại diện cho giá đóng cửa.
-
Biểu đồ hình nến, có lẽ là loại phổ biến nhất, cũng thể hiện giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng cửa trong khoảng thời gian định trước. Mỗi cột nến bao gồm phần “thân nến” được tạo ra bởi giá mở cửa và giá đóng cửa, còn phần “bấc” thể hiện giá cao và giá thấp trong từng giai đoạn. Loại biểu đồ này thường được hiển thị bằng hai màu khác nhau – một màu đại diện cho các cột nến tăng (bull) trong khi màu còn lại đại diện cho cột nến giảm (bear). Nến tăng nghĩa là giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa còn nến giảm đại diện cho xu hướng ngược lại – giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Lưu ý rằng, mặc dù vậy, tất cả các biểu đồ giá mô tả ở trên chỉ thể hiện giá chào mua và bạn không nên dựa vào chúng để xác định giá chào bán tại bất kỳ thời điểm nhất định nào.
Khung thời gian
Khung thời gian biểu thị lượng thời gian cần để hoàn thành mỗi cây nến hoặc mỗi cột và lượng dữ liệu chứa trong đó. Ví dụ, khung thời gian H1 thể hiện mức dao động của giá chào mua trong một giờ. Bạn có thể tùy chỉnh khung thời gian cho mỗi biểu đồ giá trong nền tảng giao dịch của mình.
Nhìn chung, khung thời gian ngắn hơn được cho là tạo ra nhiều tín hiệu hơn, tuy nhiên một phần đáng kể trong đó có thể là tín hiệu sai. Ngược lại, khung thời gian dài hơn có thể cung cấp tương đối ít tín hiệu hơn nhưng chúng sẽ chính xác hơn và đại diện tốt hơn cho một xu hướng cụ thể.
Đây là cách mà dữ liệu của cùng một mức giá hiển thị khi bạn thay đổi chu kỳ:
Xu hướng
Xác định xu hướng hoặc hướng dịch chuyển của thị trường là một trong những kỹ thuật phân tích cơ bản. Đôi khi bạn có thể được xác định bằng cách đơn giản là nhìn vào biểu đồ giá. Trong các trường hợp khác, bạn cần phải phân tích dữ liệu giá sâu hơn.
Có hai loại xu hướng thị trường cơ bản:
-
Xu hướng tăng – là một loạt các mức cao và thấp theo hướng tăng dần;
-
Xu hướng giảm – là một loạt các mức cao và thấp theo hướng giảm dần trên biểu đồ giá.
Không có xu hướng cụ thể đôi khi được gọi là xu hướng nghiêng hoặc xu hướng đi ngang.
Để xác định một xu hướng, bạn chỉ việc vẽ một đường thẳng theo hướng dịch chuyển giá trên một biểu đồ giá. “Đường xu hướng” có trong hầu hết các nền tảng giao dịch và có thể coi là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật thân thiện với người mới bắt đầu. Một tùy chọn khác là công cụ chỉ báo kỹ thuật có thể xác định và hiển thị xu hướng khi thêm vào biểu đồ giá.
Hỗ trợ và kháng cự
Tìm được các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp bạn xác định nên mở vị trí khi nào và theo hướng nào, cũng như lợi nhuận và thua lỗ tiềm năng. Hỗ trợ là mức giá mà một tài sản khó có thể giảm xuống dưới mức đó và kháng cự thể hiện mức giá mà cặp tiền tệ khó có thể tăng cao hơn mức đó. Tuy nhiên, những mức này không phải lúc nào cũng cố định và hiện tượng “bứt phá tăng giá” hoặc “bứt phá giảm giá” đôi khi chỉ xảy ra theo một trong hai hướng.
Các mức hỗ trợ và kháng cự hình thành một phạm vi giao dịch – một đường biên nằm ngang chứa những biến động giá trong một khoảng thời gian.
Biến động giá vượt qua mức kháng cự đã xác định được gọi là bứt phá tăng giá. Xu hướng ngược lại của nó được gọi là bứt phá giảm giá – biến động giá vượt qua mức hỗ trợ đã xác định. Cả bứt phá tăng và giảm giá đều nối tiếp bằng việc gia tăng hiện tượng biến động giá.
Để xác định mức hỗ trợ và kháng cự, bạn chỉ có thể đánh dấu các mức mà tại đó, trong quá khứ, giá khó tăng vượt lên hoặc khó giảm xuống dưới mức đó. Các công cụ chỉ báo kỹ thuật khác nhau (như là Fibonacci hoặc Điểm Pivot) có thể xác định và tự động chốt các mức trên biểu đồ giá.
Mô hình biểu đồ giá
Mô hình biểu đồ giá là một tạo hình khác biệt có khả năng dự đoán chuyển động giá trong tương lai hoặc hình thành nên tín hiệu mua hoặc bán. Lý thuyết đằng sau mô hình này dựa trên giả định rằng một số mô hình đã được quan sát trước đó sẽ tiết lộ xu hướng giá ở thời điểm hiện tại.
-
Mô hình Đầu và Vai được coi là những mô hình biểu đồ giá đáng tin cậy nhất biểu thị rằng xu hướng sắp thay đổi. Có hai loại mô hình kiểu này – đỉnh đầu và đỉnh vai biểu thị xu hướng đi lên có thể sẽ sớm kết thúc, còn đáy đầu và đáy vai thể hiện rằng xu hướng đi xuống sắp đảo chiều.
-
Mô hình Doji – là một cây nến với phần thân ngắn (nghĩa là cây nến đã mở và đóng gần như ở cùng một mức giá) và phần bấc tương đối dài ở hai bên, biểu hiện biến động giá thị trường trong một khoảng thời gian. Doji thường biểu hiện tính bấp bênh của thị trường khi cả xu hướng tăng và giảm đều không chiếm ưu thế.
-
Mô hình búa tăng giá – một mô hình nến thường xảy ra tại đáy của xu hướng giảm giá. Cây nến này phải có bấc dài gấp hai lần phần thân.
-
Mô hình Người treo cổ – xu hướng ngược với mô hình búa tăng giá, với phần thân ngắn và bấc dài, thường xảy ra ở điểm đảo chiều của xu hướng tăng giá.
-
Một mô hình biểu đồ giá phổ biến khác là mô hình tam giác. Có ba loại mô hình tam giác: cân, tăng dần và giảm dần. Tam giác cân là mô hình mà hai đường xu hướng gặp nhau tại một điểm và cả hai đều không nằm ngang. Mô hình này thường sẽ xác nhận hướng của xu hướng hiện tại. Trong một tam giác tăng dần, đường xu hướng trên nằm ngang và đường xu hướng dưới hướng lên trên. Mô hình này được coi là xu hướng tăng và có thể dự đoán hiện tượng bứt phá tăng giá. Mô hình tam giác giảm dần có đường xu hướng dưới nằm ngang và đường xu hướng trên giảm dần. Mô hình tam giác giảm dần là mô hình xu hướng giảm biểu hiện bứt phá giảm giá sắp xảy ra.
Công cụ chỉ báo
Một trong những công cụ cho phép dự đoán hoặc xác nhận các xu hướng, mô hình, mức hỗ trợ và mức kháng cự hoặc tín hiệu mua và bán là công cụ chỉ báo kỹ thuật. Đây là một phần mềm phát triển đặc biệt cho nền tảng giao dịch của bạn, tính toán dựa trên các chuyển động và biến động giá. Cả cTrader và MT4 đều có một loạt các công cụ chỉ báo sẵn có, tuy nhiên bạn luôn có thể tải về một chỉ báo tùy chỉnh hoặc thậm chí tự tạo ra chỉ báo cho riêng mình.
Chỉ cần thêm một công cụ chỉ báo vào biểu đồ giá là có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình thị trường hiện tại và giúp bạn quyết định nên giao dịch theo hướng nào. Ví dụ, để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, các chỉ báo như Fibonacci hoặc Điểm Pivot có thể rất hữu ích. Chỉ báo động lượng sẽ giúp bạn đo tỷ lệ thay đổi giá và Zíc Zac để có thể sử dụng để dự đoán xem khi nào thì xu hướng có khả năng đảo chiều.
Để tìm hiểu thêm về cách cài đặt và tùy chỉnh các công cụ chỉ báo, vui lòng kiểm tra hướng dẫn sử dụng MT4 hoặc cTrader trong phần Hướng dẫn sử dụng của chúng tôi.