5 nền tảng audit web hữu dụng nhất hiện nay

Audit website là 1 trong những hạng mục quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả SEO. Để kế hoạch audit website đạt được hiệu quả như mong muốn, các SEOer cần xác định những vấn đề của trang web, từ đó đưa ra phương án tối ưu phù hợp. Vậy audit website là gì? Khi nào cần audit website? Hãy cùng BSBVietnam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Audit website là gì?

Audit website là quá trình kiểm tra, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện hiệu suất và chất lượng của một trang web. Mục đích chính của việc audit website là phát hiện các vấn đề kỹ thuật, thiết kế, nội dung hoặc SEO có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và đánh giá tìm kiếm của trang web đó.

Các yếu tố chính thường được kiểm tra trong quá trình audit website bao gồm:

  1. Tốc độ tải trang: thời gian tải trang web cần phải nhanh và ổn định để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt.
  2. Responsive design: trang web cần phải tương thích với các thiết bị khác nhau để đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng.
  3. Bảo mật: trang web cần phải đảm bảo an toàn và bảo mật để tránh các vấn đề liên quan đến tin tặc hoặc mã độc.
  4. Nội dung: kiểm tra tính hữu ích, chất lượng và khả năng tương tác của nội dung trên trang web.
  5. SEO: đánh giá độ tối ưu hóa cho các từ khóa quan trọng, cấu trúc URL, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ từ khóa, v.v.

Kết quả của quá trình audit website là danh sách các vấn đề cần giải quyết và các khuyến nghị để cải thiện hiệu suất và chất lượng của trang web. Việc thực hiện audit website thường được thực hiện bởi các chuyên gia SEO hoặc các công ty cung cấp dịch vụ tối ưu hóa trang web.

Dựa trên tất cả chỉ số đã thu thập được phía trên, các SEOer sẽ đưa ra các action nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của website. Các hành động đó có thể là tối ưu onpage, offpage, hình ảnh, nội dung,…

Đối với những website lớn, việc audit website sẽ cần phải thực hiện liên tục để không bị gián đoạn tiến trình phát triển. Còn đối với những trang web nhỏ, việc audit website sẽ không cần làm thường xuyên, nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ được bỏ bê trang web, SEOer cần theo dõi traffic, thứ hạng,…thường xuyên để đảm bảo website vẫn đang ổn định.

Audit website là gì?

2. Audit website đem lại những lợi ích gì?

Audit website đem lại rất nhiều giá trị, về cả hai phương diện là phía doanh nghiệp và phía marketing. Cụ thể như sau;

2.1 Phía doanh nghiệp

– Đánh giá được hiệu quả của kênh website online

– Theo dõi được các chỉ số quan trọng của web, ví dụ traffic, CTR, tỷ lệ chuyển đổi,…

– Nắm bắt được các khoản chi phí của marketing nói chung, của SEO nói riêng

– Là cơ sở để đánh giá được mức độ hoàn thành KPI của cá nhân, phòng ban

2.2 Phía Marketing

– Theo dõi được tiến trình phát triển của website thông qua các số liệu

– Xây dựng được hệ thống các chỉ số hoàn thiện bộ đánh giá KPI

– Kịp thời khắc phục các vấn đề trên toàn bộ trang web

– Dễ dàng xác định lại tệp khách hàng mục tiêu và tìm hướng tiếp cận lại theo xu thế thị trường

– Đánh giá được hiệu quả của toàn bộ chiến dịch SEO

Audit website là gì?
Audit gip d dng theo di s pht trin ca web

3. Khi nào nên audit website?

Có nhiều lý do để audit website, và tần suất thực hiện audit có thể khác nhau tùy thuộc vào mục đích và tình trạng hiện tại của trang web. Dưới đây là một số lý do thường gặp để audit website:

  1. Để cải thiện tốc độ tải trang: nếu trang web của bạn tải chậm, đây là một trong những lý do quan trọng nhất để audit. Audit website giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện.
  2. Để đảm bảo an toàn và bảo mật: bảo mật trang web là một vấn đề quan trọng, vì vậy audit website giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh mạng, mã độc, tấn công DDoS, v.v.
  3. Để cải thiện trải nghiệm người dùng: trải nghiệm người dùng tốt là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một trang web thành công. Audit website có thể giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề về thiết kế, tương thích thiết bị, tính tương tác, v.v.
  4. Để tối ưu hóa SEO: SEO là một phần quan trọng trong việc tạo ra lưu lượng truy cập trang web. Audit website giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến SEO như cấu trúc URL, từ khóa, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, v.v.
  5. Để đảm bảo tuân thủ quy định: nếu trang web của bạn thuộc một lĩnh vực cần tuân thủ các quy định hoặc luật pháp nhất định, việc audit website có thể giúp đảm bảo tuân thủ và tránh các rủi ro pháp lý.

Audit website rất quan trọng, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu như bạn lựa chọn chính xác khi nào cần audit website. 3 thời điểm nên audit website đó là:

  • Khi bắt đầu dự án SEO: Trong giai đoạn đầu của các chiến dịch SEO, việc audit website sẽ giúp các hạng mục việc sau này dễ dàng đi vào quỹ đạo.
  • Đầu tháng hoặc đầu quý: Đây là thời điểm rất tốt để bạn thực hiện công việc audit website của mình để đạt được hiệu quả cao.
  • Khi thấy website gặp vấn đề: Khi bạn nhận thấy trang web bị giảm traffic, tỷ lệ chuyển đổi thấp, nhiều lead rác, thì đây là lúc bạn nên audit website.

4. Những công cụ hỗ trợ audit website hiệu quả

Để audit website đem lại những kết quả tốt, các SEOer sẽ cần đến sự hỗ trợ của các công cụ SEO chuyên nghiệp. Những công cụ nổi tiếng được sử dụng nhiều nhất đó là:

4.1 SEOPtimer

Công cụ audit website này cho phép nhà quản trị có thể kiểm tra tổng quát website 1 cách dễ dàng. SEOPtimer sẽ cung cấp cho bạn thông tin các vấn đề trên trang web của bạn, gợi ý các phương án xử lý tối ưu nhất, giúp bạn nâng cao hiệu quả website.

4.2 Raven Tool

Một công cụ có khả năng khảo sát website kỹ càng, toàn diện được các SEOer cực kì tín nhiệm đó chính là Raven Tool. Công cụ này hỗ trợ các nhà phát triển theo dõi nhanh chóng, chính xác thứ hạng trang web cùng với các chỉ số liên quan.

Không chỉ thế, Raven Tool còn được phát triển tính năng phân tích đối thủ, backlink và từ khoá. Nhìn chung, audit website bằng Raven Tool giúp nhà quản trị web chủ động hơn rất nhiều trong việc tối ưu SEO.

Raven Tool

4.3 My Site Auditor

Để sử dụng công cụ này, nhà quản trị sẽ cần phải gắn trực tiếp My Site Auditor vào website. Mọi vấn đề, tin tức liên quan đến SEO sẽ được My Site Auditor gửi thẳng vào email của bạn hàng ngày. Bạn có thể tận dụng công cụ audit website này để đánh giá trang web của bạn.

4.4 WooRank

Một công cụ vừa có khả năng hỗ trợ audit website, vừa có thể chấm điểm SEO trang web. WooRank là công cụ vô cùng uy tín trong giới SEO. WooRank sẽ đưa ra những ra những đánh, nhận định 1 cách khách quan để quản trị viên kịp thời khắc phục các lỗi trên trang web.

WooRank

4.5 Screaming Frog

Công cụ audit website Screaming Frog đưa ra các dự đoán dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu tất cả các chỉ mục của website, bao gồm: content, hình ảnh, bố cục, CSS, HTML,…. Sau đó dựa vào các tiêu chí của SEO, Screaming Frog sẽ đánh giá toàn bộ website. Các SEOer sẽ kiểm tra lại và lựa chọn các mục cần tối ưu trước.

Audit website là việc làm cần thiết mà mỗi nhà quản trị web cần phải hiểu và có kế hoạch duy trì thường xuyên. Nếu bạn audit website tốt, trang web sẽ đem đến cho bạn rất nhiều giá trị tuyệt vời.